Bếp từ là loại bếp hiện đại mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Thế nhưng cũng giống như các sản phẩm khác, nếu bạn không sử dụng đúng cách thì sẽ mắc phải những trở ngại trong quá trình đun nấu. Có phải bạn đang loay hoay tìm cho mình giải pháp khắc phục một số lỗi mà bạn thường gặp khi sử dụng bếp từ? Sau đây là một số giải pháp giúp bạn tự tay khắc phục tại nhà.
1: Đèn hiển thị E0
Khi sử dụng bếp từ mà bạn thấy đèn hiển thị E0 và có tiếng bíp kêu dài thì nguyên nhận là do:
- Có thể bạn đã quên chưa đặt nồi nấu trên bếp
- Bếp từ là loại bếp kén nồi nên có thể do bạn đã chọn sai loại nồi, không tương thích với bề mặt bếp nấu.
- Kích thước của nồi nấu không phù hợp với kích thước của vùng nấu.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần quan sát xem trên bếp đã có nồi nấu hay chưa? Nếu chưa có bạn cần phải đặt nhanh chóng nồi lên bếp. Và tốt hơn hết là hãy sử dụng bộ nồi chuyên dụng của nhà sản xuất để tránh trường hợp nồi nấu không nhận nhiệt từ bếp.
2: Đèn hiển thị E1
Đèn báo hiệu trên bếp hiện thì E1 tức là bạn đã phạm phải lỗi đun bếp với công suất lớn quá lâu, dẫn tới bếp nóng. Do bếp từ được tích hợp khả năng tự động nhận biết mức nhiệt nên khi nhiệt độ nấu quá cao vượt quá mức cho phép sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Giải pháp cho vấn đề này là trước khi bếp ngừng hoạt động bạn phải nhanh chóng ngắt nguồn điện của bếp. Sau đó kiểm tra bộ phận làm mát để đảm bảo chúng luôn được thông thoáng. Tốt nhất là bạn dừng việc đun nấu trong vòng 10 phút, đợi sau khi bếp nguội thì lại đun nấu bình thường.
3: Đèn báo hiệu E2
Nguyên nhân khách quan của việc đèn báo hiệu E2 là do điện áp của nguồn điện đầu vào cao hơn so với điện áp quy định của bếp từ. Hoặc có thể do chủ quan bạn đã đặt nồi trên bếp quá lâu những lại quên không cho thức ăn vào để nấu chín thì cũng xuất hiện cảnh báo này.
Với nguyên khách quan bạn cần phải kiểm tra điện áp của nguồn điện nhà mình đã phù hợp với quy định chưa, nếu cao quá mức bạn cần phải mua thiết bị giảm áp để đảm bảo bếp hoạt động bình thường. Còn nguyên nhân chủ quan trên thì bạn phải cho ngay thức ăn nồi nấu nhé!
4: Đèn báo hiệu E4
Khi đèn báo hiệu E4 và đồng thời có tiếng bíp tức là điện áp quá cao có thể là do bị chập, đoản mạch hoặc nhiệt độ nồi nấu vượt mức 280 độ C.
Để khắc phục trường hợp đèn báo hiệu E4 bạn cần phải nhanh chóng kiểm tra điện áp của nguồn điện nhà mình từ đó mua dụng cụ hạ áp đúng với điện áp quy định của nồi nấu. Nếu xảy ra cháy chập thì cần thay ngay hệ thống dây điện của bếp.
5: Đèn hiển thị E5
Lỗi này gặp phải do IGBT bị quá nhiệt và nó có khả năng tự phục hồi khi nhiệt độ giảm. Nên khi phát hiện báo hiệu này bạn cần phải tắt bếp, để bếp nguội trong khoảng 10 phút, sau đó đặt nồi lên bếp và lại tiếp tục nấu bình thường. Nhớ là điều chỉnh nhiệt độ phù hợp nhé!
6: Đèn hiện thị E6
Đèn hiển thị E6 là một lỗi nghiêm trọng nhất trong các lỗi thường xuyên xảy ra trong quá trình dùng bếp từ. Lỗi này xuất hiện khi dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao hoặc bộ phận cảm biến nhiệt của bếp bị hư hỏng.
Nếu bạn là người am hiểu kỹ thuật cũng như có kinh nghiệm sửa chữa bếp từ thì mới có thể tự giải quyết nỗi này. Còn không thì hãy gọi ngay kĩ thuật viên đến kiểm tra và sửa chữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét